Trang

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2023

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2023

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Chạnh lòng người cha sống dưới cống kiếm tiền nuôi con


Hơn 10 năm nay, để kiếm tiền nuôi con, chú Nguyễn Hữu Định, bố thủ khoa ĐH Y Hà Nội - Nguyễn Hữu Tiến đã sống tạm bợ khắp vỉa hè, lều bạt ở Thủ đô.

Chú chưa một lần thuê nhà trọ, thậm chí nhiều lúc còn ở trong ống cống bỏ hoang. “Ở trọ trần gian” là câu nói đùa chú Nguyễn Hữu Định mô tả về cuộc sống mưu sinh của mình suốt 10 năm ở trung tâm thủ đô Hà Nội.
“Nhà trọ” của chú đơn giản lắm, nay xin ở công trường xây dựng tạm bợ, mai phiêu dạt ra nằm ở các bốt điện thoại, cây rút tiền tự động. Có khi mệt quá, chú kiếm tạm mái hiên của một ngôi nhà nằm hơi khuất với mặt phố để ngủ tạm.
Vợ chồng chú Định ở quê thôn Động Phí, xã Phú Túc, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, có làm thêm mấy sào ruộng. Nhưng chừng đó không thể nuôi nổi 4 người con ăn học. Gia đình phải đi vay mượn khắp nơi, thậm chí vay lãi ngày để lo cho chuyện học hành cho các con. Số tiền giờ đã gần 100 triệu đồng.
Ngày tôi tới thăm căn nhà nhỏ của cô chú ở thôn Động Phí, người đến chúc mừng Tiến nhiều mà người tới đòi nợ lãi cũng chẳng ít. Bà ngoại em Đặng Thị Vót, đã ngoài 80 tuổi vẫn phải giúp các cháu bằng những bát gạo, củ khoai ông bà có.
Cô Hoàng Thị Thanh, vợ chú hết đi phụ hồ, làm thuê, giờ ở nhà đi vặt lông vịt buổi đêm kiếm tiền. Còn chú, từ đi bốc vác, phụ hồ,…nay “ổn định” với hòm đồ nghề sửa xe đạp và một cái chai nhỏ bán xăng trên đường Lê Văn Lương kéo dài.
Người cha với đôi bàn tay chai sạn, gương mặt đăm chiêu: “Mỗi ngày tiền kiếm được vài chục, ngày nhiều thì hơn 100.000 đồng tôi chẳng dám thuê nhà trọ, ở lang thang bên ngoài, điện đóm cũng không có”.
Sau nhiều lần di chuyển, giờ chú mới chuyển ra ở trong ống cống bỏ hoang trên đường Lê Văn Lương kéo dài.
Chiếc cống được che đậy bằng tấm gỗ công trường bỏ đi, chú mang về chắp vá thành cửa che nắng, che mưa. Vì sợ nửa đêm ngủ ai đó vào đánh hay trấn lột lấy đồ nghề nên chú cẩn thận gửi hòm nghề, xe đạp bên cổng bảo vệ của khu đô thị đối diện “nhà” của chú, bên kia đường.
Cha sống trong ống cống, nuôi con đỗ thủ khoa    Nhiều khi các con cũng khuyên về ở với chúng nó, nhưng tôi gạt đi, nói con phải gắng học hành. Bố còn sức khỏe sẽ lo cho con ăn học.
Chú Nguyễn Hữu Định chia sẻ 
Nhớ về 10 năm phiêu dạt trên đất thủ đô, chú chẳng thể quên những năm làm sửa xe từ Cầu Giấy, đường Láng rồi đến đường Lê Văn Lương.
Nhiều lần không có chỗ ngủ, gặp trận mưa to phải ngủ nhờ phòng để đồ của nhà vệ sinh công cộng có hơn 1 mét vuông mà hai người nằm, chân co lại không thể chuyển mình. Hay nỗi vất vả của những lần ngủ vỉa hè, chú phải chờ đến 9 - 10 giờ tối mới dám ngủ, đến 4h sáng dậy vì sợ người ta đi lại nhiều và “ngại” nữa.
Niềm vui, hạnh phúc và là động lực lớn nhất để chú Định và vợ cố gắng làm ăn chính là những đứa con chăm ngoan học giỏi. Nguyễn Hữu Tiến vừa đỗ thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội với 29,5 điểm. Người em sinh đôi Nguyễn Hữu Tiền cũng đỗ Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội với số điểm 26.
Trước Tiến, còn có 1 người chị đang học năm cuối Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn; người chị thứ 2 học năm thứ 3 CĐ Xây dựng trên Hà Nội. Hai người chị được bố mẹ xin cho ở kí túc xá của trường để tiết kiệm chi tiêu.
“Biết bố nó khổ lắm. Nhiều khi tôi với các con cũng khuyên thuê nhà ở nhưng chú lại gạt đi, bảo để dành tiền nuôi con”, cô Thanh tâm sự.
Còn chú Định phân trần: “Nhiều khi các con cũng khuyên về ở với chúng nó, nhưng tôi gạt đi, nói con phải gắng học hành. Bố còn sức khỏe sẽ lo cho con ăn học”.
“Em biết bố mẹ vất vả nên chỉ biết cố gắng thôi. Nếu sau này xin được dạy thêm em sẽ nói với bố để hai bố con về ở cùng với nhau”, Tiến nghẹn ngào.
Chú Đặng Văn Giao (người thôn Nội Xa, xã Vạn Thái, Ứng Hòa, Hà Nội) hiện ở gần “nhà” của chú Định cho biết: “Cậu ấy về khu này ở đã hơn 2 năm. Vừa rồi dựng tạm túp lều để ở nhưng vừa bị người ta kéo xuống. Chú ấy kéo tạm được mấy thanh gỗ, thêm cái chiếu ở trong ống cống ngay sau căn lều của tôi. Thật khâm phục khi vợ chồng chú ấy có những người con giỏi giang, ngoan ngoãn”.
Theo vtc.vn

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Nụ cười người Mẹ nhặt rác nuôi bốn con học đại học


Giữa cơn nắng gắt, hay trời mưa gió rét cặp vợ chồng vẫn đi bới rác để nhặt phế liệu, nuôi 4 người con học đại học.
Đó là vợ chồng cô chú Trần Thị Nguyên, Lương Xuân Cảnh ở xã Hợp Thành (Yên Thành, Nghệ An). Chúng tôi đến nhà cô chú vào buổi sáng mưa phùn giăng trắng trời. Ngôi nhà cấp 4 nằm ở đầu xóm tuềnh toàng gió, chỉ nghe tiếng gà vịt kêu huyên náo cả một vùng. Nhắc đến những đứa con học hành giỏi giang, cô Nguyên như tan biến đi nỗi vất vả nhọc nhằn. Cô tâm sự: “Vợ chồng tui nghèo nhưng quyết tâm “đầu tư” cho con cái học hành. Phải học mới thoát nghèo được.”
Lớn lên trong đói nghèo nhưng 7 người con của cô Nguyên đều ngoan ngoãn, siêng năng và học giỏi năm nào cũng được nhận giấy khen. Trong 7 người con, chỉ có 3 người con gái đầu là tốt nghiệp phổ thông rồi đi làm, 4 người còn lại đều thi đỗ đại học, 3 người đã tốt nghiệp và đang học cao học. Lương Triều (SN 1981) và Lương Xuân Quý (1988) đều tốt nghiệp ĐH Thể dục Thể thao Từ Sơn và hiện đang học cao học; Lương Xuân Phú (SN 1986), tốt nghiệp ĐH Công nghệ Thông tin, hiện đang học cao học; người con út Lương Xuân Quang (SN 1992) học năm thứ 3 ĐH Thể dục Thể thao Từ Sơn.


Cô Trần Thị Nguyên nhặt phế liệu, nuôi 4 con học đại học.

Các con học giỏi là niềm hạnh phúc nhưng làm thế nào để có đủ tiền chu cấp hằng tháng cho các con ăn học cũng làm cô chú phải nhiều đêm thức trắng. Ngoài mấy sào ruộng, cô chú còn làm thuê, làm mướn, chăn nuôi lợn gà và nhặt phế liệu. Từ sáng sớm cho tới lúc trời tối không nhìn rõ mặt người, cô Nguyên với chiếc xe đạp tòng tọc cột 2 sọt tre, cần mẫn nhặt tại các hố rác, các bãi hoang nơi nào có phế liệu. Khi nào đầy 2 sọt, cô lại đi nhập cho đại lý lấy tiền gửi cho con.
Cô cho biết, thời điểm khó khăn, gay go nhất trong đời mình là lúc 4 đứa con học đại học, cùng một lúc. Làm thuê làm mướn, nhặt phế liệu cũng không đủ lo cho các con được, cô chú phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi, cắm cả nhà, đất để vay ngân hàng. Có thời điểm gia đình quá khó khăn, vì thương cha mẹ, các con định nghỉ học để đi làm và học nghề. Cô bảo: “Cha mẹ còn lo được, các con cứ yên tâm học hành, các con học hành tấn tới là cha mẹ vui rồi”.
Hiện cô chú còn nợ gần 100 triệu đồng tiền vay cho các con ăn học, nhưng cô vẫn luôn lạc quan: “Nợ thì làm lụng trả dần. Cái quan trọng là chúng nó có được kiến thức, đã có kiến thức thì không thể nghèo mãi được". Chính bởi niềm tin ấy mà vợ chồng cô đã viết nên câu chuyện cổ tích khuyến học đẹp giữa một miền đồng quê lam lũ.

Nguồn: Tiin.vn

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Sinh viên Việt và cơ hội việc làm tại Nhật

Hàng trăm sinh viên trường CĐ nghề công nghệ cao sẽ có cơ hội làm việc tại Nhật Bản sau chương trình đào tạo liên kết với doanh nghiệp Nhật Bản.
Hôm qua 20/6, trường CĐ nghề công nghệ cao Hà Nội đã tổ chức lễ kí kết hợp tác đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao với công ty Nhật Bản Kyosan và một công ty phát triển nhân lực Việt Nam.

Lễ kí kết giữa trường CĐ nghề công nghệ cao Hà Nội và công ty Kyosan và một công ty đối tác trong nước.



Sự hợp tác giữa nhà trường và đối tác Nhật Bản nhằm mục tiêu đào tạo ra một lực lượng thợ hàn, thợ cơ khí có đủ trình độ tay nghề theo tiêu chuẩn quốc tế với ý thức kỉ luật tốt, cung ứng cho các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và tiến tới phát triển ra các thị trường uy tín và rộng lớn trên toàn thế giới.

Qua các chương trình hợp tác đào tạo, trường CĐ nghề công nghệ cao Hà Nội mong muốn trở thành cầu nối cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề cao cho các đối tác nước ngoài, góp phần giải quyết nhu cầu việc làm của lao động trẻ trong nước.

Với khả năng phát triển không ngừng và việc mở rộng liên kết đào tạo với các đối tác nước ngoài, nhà trường cũng đã từng mở nhiều khoá học liên kết giúp nâng cao trình độ của sinh viên, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng quốc tế.
Theo dantri.com.vn

Nhộn nhịp với việc làm thêm ngày hè

Hè về, với các bạn sinh viên là lúc bước vào vụ... làm thêm! Làm thêm với nhiều bạn là cách trải nghiệm cuộc sống, “thử làm ra đồng tiền cho biết” nhưng sau rốt vẫn là kiếm tiền cho năm học sau! Việc làm hè cho sinh viên rất đa dạng và thù lao tăng khoảng 10% so với năm ngoái.

Là nhân viên bảo vệ kiêm giữ xe cho công ty, cửa hàng.

Đầu tháng 6, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (sinh viên năm 3 ĐH Kinh tế TP.HCM) tìm được chân phục vụ trong quán ăn dành cho người nước ngoài ở quận 1 với mức lương 2,6 triệu đồng/tháng, làm theo ca tám tiếng mỗi ngày. Nếu trong năm học, Hạnh chỉ đi làm thêm khảo sát thị trường vào thời gian rảnh, thì dịp hè Hạnh dành cả ngày đi làm thêm. Hạnh muốn đi làm để học thêm được nhiều thứ, đặc biệt là kỹ năng quản lý thời gian, khả năng giao tiếp tiếng Anh. Nơi giới thiệu việc làm cho Hạnh là Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM.

Tại trung tâm này (33 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1) mấy tuần qua luôn đông nghẹt sinh viên đến tìm việc. Tuần qua, mỗi ngày trung tâm giới thiệu việc làm cho hàng trăm sinh viên. Những công việc được yêu thích là khảo sát thị trường, trực tổng đài điện thoại, giúp việc nhà, bảo vệ, nhân viên bán hàng, phục vụ nhà hàng... Ông Nguyễn Văn Sang, phó giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề, giới thiệu việc làm thanh niên, cũng cho biết hiện trung tâm có hơn 500 đầu việc bán thời gian dành cho sinh viên.

Ngoài các trung tâm, nhiều sinh viên cũng chủ động kiếm việc thông qua người quen, bạn bè. Như trường hợp Lê Văn Thuần (sinh viên năm 1 ĐH Văn hóa TP.HCM) dù còn hai môn thi nữa mới kết thúc năm học nhưng Thuần đã tìm được công việc phụ bếp ở một quán hải sản trên đường Trần Não (Q.2) với mức lương 2,2 triệu đồng/tháng. “Công việc cũng không vất vả lắm nên sắp tới mình định kiếm thêm một việc nữa làm trong dịp hè này để chi trả học phí và đi chuyến thực tế đầu năm học tới” - Thuần chia sẻ.

Cũng như Thuần, Nguyễn Đức Bảo (sinh viên ĐH Thể dục thể thao TP.HCM) tìm được việc bảo vệ tại cửa hàng Thế giới di động ở quốc lộ 1K (P.Linh Xuân, Q.Thủ Đức) kiêm giữ xe cho khách với thu nhập 66.000 đồng/ca tám tiếng.

Việc đúng nghề, thu nhập cao

Anh Nguyễn Trọng Hoàng, trưởng phòng hỗ trợ đời sống Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM, cho biết ngoài những công việc phổ thông như bán hàng, bảo vệ, thu ngân, gói quà, khảo sát thị trường, phát tờ rơi... thì nhiều bạn sinh viên còn chọn được những việc rất tốt, vừa có thu nhập vừa có cơ hội rèn thêm kỹ năng như phục vụ trong nhà hàng nước ngoài, dịch thuật tài liệu, dạy đàn, phụ tour cho các công ty du lịch... Thường những công việc đòi hỏi một ít chuyên môn mức lương khá cao nhưng số lượng không nhiều, chủ yếu sinh viên tự tìm kiếm qua bạn bè, người thân giới thiệu.

Vốn có khả năng giao tiếp tiếng Nhật tốt, cô sinh viên Đỗ Hoài Nhớ (ĐH Ngoại thương TP.HCM) xin làm tiếp tân cho một trung tâm tiếng Nhật ở Q.Bình Thạnh. Công việc của Nhớ là trực điện thoại và phiên dịch tiếng Nhật cho khách. “Mình được thù lao 23.000 đồng/giờ. Lúc đầu công việc cũng hơi khó khăn vì nghe, nói tiếng Nhật khá khó nhưng làm vài hôm đã ổn, quen việc rất nhanh và kỹ năng tiếng Nhật cũng tốt lên”.

Còn Nguyễn Diệu Hiền (sinh viên năm 3 ĐH Văn hóa TP.HCM) được thầy giáo giới thiệu đến dạy đàn piano, organ cho các học viên nhỏ tuổi tại Trường dạy nhạc Suối Nhạc (Q.3). Hè học sinh đến theo học rất đông nên Hiền cũng được trường ưu tiên dạy nhiều lớp hơn. Trung bình một ngày Hiền dạy 1-2 lớp với mức lương 150.000 đồng/giờ. “So với các bạn thì mức lương khá cao nhưng hè mình mới được dạy nhiều do đông học sinh chứ trong năm học cũng ít lắm. Dù vui vì làm đúng chuyên ngành học nhưng kỹ năng sư phạm chưa tích lũy nhiều nên cũng hơi vất vả khi truyền đạt lại kiến thức cho các em” - Hiền nói.

Hè cũng là thời gian sinh viên tìm đến các khu công nghiệp, thử kinh doanh, chạy sự kiện, làm MC, nhận tài liệu về dịch thuật... Công việc nào cũng giúp sinh viên có một trải nghiệm cuộc sống, từ đó tích lũy cho bản thân những bài học, kỹ năng cần thiết.

Theo tuoitre.vn

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Ngắm nữ sinh khoe dáng với áo yếm bên sen hồng

Cô bạn xinh đẹp này một trong những hot girl đình đám của trường CĐ Cộng đồng Hà Nộ, cô bạn có cái tên Từ Hương Anh đang theo học năm thứ 2 chuyên ngành Kế toán . Mùa sen tháng 6 đang nở rộ, Hương Anh đã thực hiện một bộ ảnh áo yếm tuyệt đẹp. Chúng ta cùng ngắm một số hình ảnh cực đẹp của cô bạn này nhé !















Tiin.vn